Sơn Epoxy Chống Trơn Trượt: Khái Niệm và Quy Trình Thi Công

Sơn epoxy chống trơn trượt là dòng sơn 2 thành phần cao cấp được bổ sung thêm các hạt tạo nhám. Thi công sơn epoxy chống trơn trượt phổ biến hiện nay.

Sơn epoxy chống trơn trượt với khả năng chống thấm, chống mài mòn và có độ thẩm mỹ cao và tuyệt vời nhất là khả năng chống trơn trượt. Ứng dụng nhiều cho các vị trí lam dốc đường đi lại trong nhà máy, vị trí dốc cần ma sát cao, trang trí nội thất làm tường sơn gai.

  1. Sơn epoxy chống trơn trượt là gì? 


Sơn epoxy chống trơn trượt là loại
sơn sàn epoxy 2 thành phần được bổ sung thêm các hạt tạo nhám (cát thạch anh). Các hạt tạo nhám này thường sẽ được rắc lên bề mặt cần sơn khi còn ướt. Cùng với sự liên kết của sơn epoxy, các hạt tạo nhám sẽ bám và hình thành bề mặt tạo nhám, từ đó chống trơn trượt hiệu quả.

Sơn epoxy chống trơn trượt có khả năng chống thấm, chống mài mòn và có độ thẩm mỹ cao. Ứng dụng cho các vị trí lam dốc, đường đi lại trong nhà máy, vị trí dốc cần ma sát cao, trang trí nội thất làm tường sơn gai.

Sơn Epoxy Chống Trơn Trượt: Khái Niệm và Quy Trình Thi Công

  1. Ưu và nhược điểm của sơn epoxy chống trơn trượt

Ưu điểm:

Sơn epoxy chống trơn trượt với nhiều tính năng vượt trội nên ngày càng lại được ứng dụng nhiều hơn.

  • Chống mài mòn cơ học rất tốt và từ đó hạn chế khả năng hao hụt bề mặt.
  • Ma sát vượt trội, chống trơn trượt vô cùng hiệu quả, chịu tải trọng cao.
  • Độ che phủ cao, che lấp các vết nối bề mặt, không thấm nước.
  • Bám dính tốt, không gây rạn nứt, bong tróc.
  • Bề mặt chống bám bụi bẩn, vệ sinh dễ dàng.
  • Bền màu, màu sắc đa dạng dễ lựa chọn.
  • Chịu được sự tác động của các chất hóa học.


Nhược điểm:

  • Vì là sơn 2 thành phần nên giá thành tương đối cao hơn so với các loại sơn khác.
  • Bề mặt thi công cần đảm bảo cốt sàn gần như tuyệt đối.
  • Thợ thi công cần có kinh nghiệm và tay nghề cao.


  1. Quy trình thi công sơn epoxy chống trơn trượt

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công

Bề mặt bê tông mới cần ít nhất 28 ngày đối với bề mặt bê tông ở điều kiện bình thường và không phụ gia. Chất nền phải có cường độ nén tối thiểu 25N/mm², độ ẩm không vượt quá 5%.

Bề mặt phải phẳng, đủ MAC, có độ nhám. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ hết dầu mỡ, bụi bẩn và các tạp chất bằng máy mài sàn công nghiệp.

Sơn Epoxy Chống Trơn Trượt: Khái Niệm và Quy Trình Thi Công

Bước 2: Tiến hành lăn sơn lót epoxy

Bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn. Trộn 2 thành phần sơn lót lại với nhau bằng máy khuấy sơn chuyên dụng, sử dụng rulo lăn một lớp vừa đủ phủ hết trên bề mặt giúp tạo độ liên kết sơn epoxy chống trơn trượt với nền bê tông. Đợi lớp lót khô từ 6 – 12 tiếng.

Bước 3: Trám trét các khuyết điểm bề mặt bằng vữa, bột bã

Dùng rulo lăn hỗn hợp sơn epoxy pha cát đã được phối trộn kĩ lên bề mặt. Lăn đều đảm bảo độ dày của lớp sơn giống hệt tránh chỗ dày chỗ mỏng dính mất thẩm mỹ.

Đợi lớp sơn epoxy chống trượt trượt đầu tiên khô sau 24 tiếng liên tục thi công bước tiếp theo.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy và rắc các thạch anh

Trộn 2 thành phần sơn gốc và chất đóng rắn lại với nhau theo tỷ lệ đã phân phối của nhà sản xuất. Sử dụng con lăn để thi công. Kết hợp vừa sơn vừa rải một lớp mỏng cát thạch anh lên bề mặt sơn ướt. Đảm bảo lớp sơn phủ epoxy và lớp cát thạch anh được dàn đều ra hết bề mặt, lặp đi lặp lại bước này 2 – 3 lần cho đến khi bề mặt đảm bảo đủ độ nhám và chống trơn trượt. Đợi lớp sơn phủ và cát thạch anh khô từ 4 – 8 tiếng rồi sơn phủ 2 lớp sơn hoàn thiện.

Sơn Epoxy Chống Trơn Trượt: Khái Niệm và Quy Trình Thi Công

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ epoxy chống trơn trượt hoàn thiện

Lớp sơn phủ và cát thạch anh sau khi khô phải đảm bảo được độ nhám và khô thì tiếng hành sơn lớp sơn phủ hoàn thiện thứ nhất.

Sử dụng máy trộn sơn chuyên dụng để trộn đều 2 thành phần sơn gốc và chất đóng rắn lại với nhau, không tách riêng lẻ từng thành phần. Dùng súng phun, con lăn để thi công lớp sơn phủ hoàn thiện thứ nhất. Sau khi lớp sơn thứ nhất khô từ 4 – 8 tiếng thì tiến hành sơn lớp phủ hoàn thiện thứ 2. Đảm bảo lớp sơn được dàn đều lên cả bề mặt và để sơn khô từ 24 – 48 tiếng.

Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Sau khi bề mặt khô hoàn toàn thì tiến hành nghiệm thu toàn bộ bề mặt. Thi công lại các vị trí bị lỗi.

  1. Một số lưu ý khi thi công sơn chống trượt

Bề mặt sàn phải sạch sẽ thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết trong thi công. Vì vậy điều kiện đầu tiên là bạn phải làm sạch sẽ mặt sàn, loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, đá sỏi,.. 

Hàm lượng độ ẩm của mặt nền phải đạt từ 8% đến 14%. Để chống nứt gãy mặt nền thì bạn cần phải thực hiện thêm một khâu nữa là tạo ra các khe giãn nở. Tuy nhiên điều này cũng còn tùy thuộc vào điều kiện sử dụng và cấu trúc nền xưởng.

Lựa chọn các đại lý, nhà phân phối sơn uy tín để mua sơn epoxy, giúp đảm bảo chất lượng, uy tín với mức giá tốt nhất. Một số thương hiệu sản xuất sơn epoxy nổi tiếng trên thị trường như: KCC Paint, Carboline, Jotun…

Thiết kế nhà siêu rẻ
Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon 135 mẫu cầu thang sắt đẹp phù hợp kiến trúc nhà ống
icon Tổng hợp 30+ mẫu tủ kệ gỗ hiện đại, lắp ghép thông minh đang có sẵn tại Tilo.vn
icon Một số ý tưởng thiết kế cảnh quan công viên đẹp, độc đáo, ấn tượng
icon Bí quyết chọn gạch bông lát nền ban công
icon Những điều bạn cần biết khi chọn rèm cửa sổ phòng ngủ
icon Điểm danh các mẫu đèn mây tre trang trí ấn tượng, bắt mắt
icon Phong Thịnh Door đơn vị cung cấp và lắp đặt cửa nhựa Hàn Quốc hiện đại uy tín
icon Tổng hợp các loại cửa gỗ công nghiệp chất lượng
icon 6 Kiểu Dáng Sofa Phù Hợp Với Phòng Khách Nhỏ
icon 100 Mẫu lát sàn cabin thang máy bằng gạch tranh 5d ép kính tuyệt đẹp hiện nay!
Thiêt kế nhà đẹp rẻ
Nội Thất ANP - Thương hiệu nội thất cao cấp