Bên cạnh kỹ năng chuyên môn thiết kế của bạn thì kỹ năng sử dụng phần mềm autocad sao cho khoa học và hiệu quả là một điều rất quan trọng.
Nếu bạn là người thường xuyên phải sử dụng Autocad để làm việc, để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, bên cạnh trình độ chuyên môn về công việc của bạn thì yếu tố kỹ năng trong việc quản lý và xử lý khi làm việc với Autocad cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới thời gian hoàn thành công việc của bạn. Để giúp các bạn xử lý nhanh các tình huống với Autocad. Xem thêm nhiều bài viết liên quan tới học autocad online
1)Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn shift+space+pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột).
2) Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vì bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chì cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi.
- Cách nữa là bạn nhất Shift + phải chuột rồi nhấn phím tắt.
+Tâm đường tròn là "C"
+ Điểm cuối là "E"
+Điểm giữa là "M"
3) Khi nhấn shift + phải chuột bạn sẽ có vài ứng dụng sau:
- Bạn muốn chì định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi?
Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chì cần nhấn shift+phải chuột rồi chọn Mid Between 2 Point (hoặc nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point)), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa.
-Chức năng From để xác định điểm gốc và từ đó move đối tượng đến một vị trí nhất định nào đó mà không phải vẽ các đường đánh thuê hay phải thao tác nhiều lần để move đối tượng. Nói đơn giản: bạn muốn move 1 đối tượng bất kỳ ở một vị trí bất kỳ về vị trí cách điểm A 1m chẳng hạn. Bạn dùng lệnh move, chọn đối tượng, chọn điểm gốc, chuột phải và chọn From rồi chọn điểm A và nhập khoảng cách 1000 theo các hướng.
4) Bạn select một loạt đối tượng để xoá hoặc copy, nhưng chẳng may lại select vào một vài đối tượng ngoài ý muốn
chì cần ấn Shift+pick chuột left vào đối tượng không cần chọn thì sẽ xoá được select mà không phải chọn lại.
5) Bạn có 1 số đối tượng nằm chồng lên nhau nhưng thứ tự sắp xếp của chúng không như bạn muốn, bạn hãy dùng lệnh Draworder để sắp xếp lại chúng theo đúng trật tự.
Mẹo khi dùng lệnh fillet: (từ cad06 trở lại đây)
Một số người khi dùng lệnh fillet, chủ yếu dùng để vát hai đối tượng vào nhau (radius=0). Nên khi đang fillet với một bán kính khác, họ muốn biến radius về 0 thì lại dùng tham số R rồi gõ vào 0. Khi muốn quay trở lại bán kính đang làm thì lại làm lại. Để khắc phục điều này, AutoCAD cho bạn chức năng giữ SHIFT, lệnh fillet sẽ mặc định radius=0, nhả ra thì bán kính fillet lại trở thành bình thường.
6) Bạn vừa copy l nhóm đối tượng ở l bản vẽ khác bằng phím crtl+c và muốn dán vào bản vẽ hiện hành như l block để dễ quản lý hãy dùng tổ hợp phím ctrl+shift+V thay vì ctrl+V.
7) Bạn đang cần in bản vẽ với các text dạng TCVN (vntime chẳng hạn) bây giờ bạn muốn các text của bạn khi in sẽ rỗng ở giữa giống như font này CADViet.com như vậy bạn hãy điều chình lại biến textfill = 0 xem sao nhé.
8)Bạn đang làm việc trên các đối tượng là Hatch và bạn cần bắt điểm vào các đối tượng Hatch đó. Hãy gõ lệnh OP vào options/Drafting rồi bỏ tích chọn ở mục ignore hatch obj ects
09)Khi thực hiện một lệnh nào đó mà đối tượng bạn muốn chọn là đối tượng mà bạn vừa mới thao tác với lệnh gần nhất hãy thử với các tham số chọn L (last) và P (Previous)
10) Bạn muốn tạo l vùng wipeout bằng hình tròn nhưng wipeout lại không chấp nhận và bạn cứ phải pick, pick thủ công để tạo? Hãy sử dụng lệnh polygon (Pol) để tạo l đa giác có số cạnh đủ để tạo cảm giác tròng rồi dùng lệnh wipeout với chức năng select polyline để biến polygon đó thành l đối tượng wipeout. l2)
Bạn có l vùng hatct bây giờ bạn muốn loại trừ bớt l vùng hatch ở giữa vùng hatch đó và bạn gặp khó khăn khi trim hatch. Bạn hãy thử tạo một polyline theo vùng mà bạn muốn bỏ hatch đi, dùng lệnh He (hatchedit) dùng chức năng add: select objects rồi chọn polyline đó.
11) Bản vẽ của bạn có rất nhiều đối tượng là Block và bạn đang muốn thống kê số lượng của các Block đó, bạn có thể dùng lệnh Filter, nhưng bạn có thể dùng lệnh Bcount để thống kê Block một cách nhanh chóng.
12) Bản vẽ của bạn có rất nhiều các đối tượng text và cũng có rất nhiều đối tượng hatch, wipe và đôi khi chúng sẽ che mất đi các text của bạn, hãy sử dụng lệnh Texttofront (từ cad 2005 trờ lại đây) để đưa các text (dim) lên trước các đối tượng khác.
13) Lệnh thứ nhất là GetSel, lệnh này chọn các đối tượng theo kiểu và theo layer bằng cách pick đối tượng trên màn hình. Ví dụ bạn muốn chọn tất cả các đối tượng Circle có layer 0 chẳng hạn. Chương trình yêu cầu bạn nhập 2 lần, lần thứ nhất là kiểu đối tượng (Line, LWPOLYLINE, CIRCLE, ARC, TEXT,...) lần thứ 2 là layer của đối tượng.
Lệnh thứ 2 là lệnh FS (Fast Select) là lệnh chọn các đối tượng giao với một đối tượng có sẵn. Chương trình sẽ yêu cầu bạn pick vào 1 đối tượng trên màn hình. Các đối tương giao với đối tượng này sẽ được chọn.
Khi sử dụng các đối tượng đã được chọn bởi 2 lệnh trên, bạn sử dụng tham số P (previous) tại dòng nhắc lệnh select object.
14)Dim một góc lớn hơn 180 độ: Dùng lệnh Dan (DIMANGULAR) enter 2 lần,chọn đình góc, chọn lần lượt 2 cạnh.
15)Bạn có 1 bản vẽ nhưng cứ mỗi lần move đối tượng thì dim lại nhảy linh tinh rất khó chịu: Hãy dùng lệnh DDA (DIMDISASSOCIATE) rồi chọn các đối tượng dim đó. Mặt khác để các dim mới không bị hiện tượng đó, bạn gõ lệnh OP vào options/User Preferences vả bỏ chọn ở mục Make new dimensions associative.
16)Autocad của bạn tự nhiên không dùng được nút chuột giữa để Pan: hãy gõ Mbuttonpan (=1).
17)Bạn không thể hatch được các đối tượng trong Autocad: kiểm tra lại và chắc chắn biến fill đang để ON.
18)Các nét đứt trong bản vẽ của bạn không hiển thị theo ý muốn: hãy điều chình lại bằng lệnh LTS,PSLTSCALE (=1).
19)Các mẫu hatch (ví dụ Gravel) của bạn bị vỡ vụn nhìn rất khó chịu: (với đời cad cũ như 2004) bạn có thể thay đổi UCS về gần đối tượng hatch, (với cad mới hơn như cad2006) bạn dùng lệnh HE (hatchedit) trong mục hatch origin bạn chọn specified origin nhấn nút click to set new origin rồi pick vào gần vị trí mẫu hatch.
20)Bạn không thể phá khổi các Block đối với các đời cad2006 trở lại đây: khi tạo block mới bạn nên tích chọn Allow exploding. Với những block đã tạo từ trước mà không thể phá khối, bạn dùng lệnh Be (Bedit) sau đó gõ lệnh Mo để vào bảng properties, mục Allow exploding chọn yes.
21)Khi tiến hành lệnh Mirror thì cách đối tượng text của bạn bị ngược: gõ Mirrtext và đặt lại =0
22)Khi vẽ với Layout nhưng khi tạo viewport tới một số nào đó thì viewport không thể hiển thị đối tượng được: Hãy thay đổi lại số lượng hiển thị viewport bằng biến Maxactvp.
23)Bạn đã quen với các đời cad cũ và khi chuyển qua dùng các đời cad mới hơn khi click đúp vào đối tượng Block thì không còn nhìn thấy các đối tượng xung quanh (vì cad06 trở lại đây khi click đúp sẽ thực hiện lệnh Bedit): muốn vậy hãy dùng lệnh refedit thay vì click đúp vào Block bạn muốn sửa.
Thêm một vài điều cần lưu ý:
1- Dùng bộ lệnh tắt cho cad để giảm thời gian gõ phím
2- Set thông số option tối ưu thiết kế
3- Giảm bớt thao tác thừa bằng cách thuộc lòng 30 lệnh cơ bản và chỉ học những lệnh thường dùng thôi, tránh quá tải.
4- Sử dụng thành thạo các Lisp
5- Dùng Block có wipeout để che hatch (áp dụng cho các thiết bị WC).
6- Zoom to fix : thay vì Z-spacebar – A-spacebar ta double chuột giữa.
7- Để lấy layer nào đó làm hiện hành: Gõ `-spacebar (phím kế bên phím số 1) và click vào đối tượng có Layer cần lấy làm hiện hành - ` là lệnh tắt của lệnh ai_molc
8- Khi Hatch dùng lệnh layiso để chừa lại đối tượng cần hatch.
9- Trong quá trình vẽ, dùng shift+chuột phải để chọn chế độ bắt điểm.
10- Dùng Chuột phải hoặc spacebar thay cho phím enter
11- Trong quá trình vẽ đôi lúc ta cần thực hiện lại lệnh vừa gọi và chọn lại đối tượng vừa chọn, ta gõ enter + P + enter + enter
12- Save as file in .ctb với tên trùng với tên file lưu cùng thư mục với file .dwg (lúc này đem đi đâu in cũng được)
13- Trong quá trình làm việc, nếu thấy có block hay chi tiết nào hay thì bóc bỏ vào file THU VIEN.dwt rồi save đuôi dwt luôn.
14- Nên sử dụng các ký tự cho phím tắt là QWERT ASDFG ZXCVB, là các phím mà tay trái có thể gõ mà không cần nhìn bàn phím (trạng thái bình thường thì ngón trỏ sẽ đặt tại phím F, ngón cái đặt tại phím spacebar). Không nên tạo lệnh tắt mà khi gõ có thể thành chữ có dấu. Ví dụ AS, AF,... (với gõ telex) hay A1, A2,... (với gõ VNI)
15- Khi thể hiện đối tượng trước sau, trên dưới thì dùng wipeout để che đối tượng (không trim đối tượng, phòng tránh trường hợp bộ phận bóc khối tượng sẽ bị sai)
16- Chọn đối tượng bên dưới các đối tượng khác: Quét tất cả các đối tượng, nhấn shift và click để bỏ các đối tượng bên trên.
17- Dùng lệnh (ko dùng biểu tượng) tắt hết các công cụ để rộng màn hình vẽ.
18- Tay trái cứ dán vào bàn phím để gõ lệnh và nhập số liệu. Tay phải cứ nắm lấy chuột không rời.